Bí quyết kinh doanh đặc sản vùng miền thu lợi nhuận

Việt Nam là một quốc gia có đông đảo dân tộc cùng sinh sống. Mỗi dân tộc là một bản sắc, mỗi vùng miền lại có những nét độc đáo riêng. Chúng được thể hiện rõ nét nhất ở ẩm thực. Những món ăn đặc sản mang đậm hương vị truyền thống, độc đáo và mới lạ luôn tạo nên giá trị cao thu hút người mua. Đây sẽ là một hướng kinh doanh đầy tiềm năng mà bạn có thể tham khảo. Nếu bạn chưa biết nên bắt đầu kinh doanh đặc sản vùng miền như thế nào, bài chia sẻ kinh nghiệm dưới đây của Impactthrift sẽ là điều bạn đang cần.

Tiềm năng kinh doanh đặc sản vùng miền

Đặc sản vùng miền là mặt hàng thu hút đông đảo khách hàng, đặc biệt là khách hàng ở các khu vực thành phố lớn như Hà Nội, Đà Nẵng, Hồ Chí Minh,… Những món ăn đặc sản có mặt ở nhiều tỉnh thành, nhận được sự ủng hộ của đông đảo người ăn. Điển hình có thể kể đến những món như: hồng treo Đà Lạt, rau Đà Lạt, nem chua Thanh Hóa, chè Thái Nguyên, thịt trâu gác bếp Tây Bắc,…

Nguồn đặc sản hiện nay khá đa dạng. Các hình thức vận chuyển toàn quốc linh hoạt và dễ dàng. Điều kiện này giúp cho người kinh doanh có thể nhập và kinh doanh đặc sản vùng miền dễ dàng hơn.

Đặc biệt, kinh doanh đặc sản vùng miền có thể bán theo mùa. Mùa nào thức nấy, người bán có thể kinh doanh đa dạng đặc sản và đem tới cho nhiều khách hàng sự lựa chọn. Bạn sẽ không bao giờ phải lo lắng không có gì để bán. Bởi đặc sản vùng miền Việt Nam vô cùng phong phú. Vấn đề là bạn có đầu tư công sức để tìm nguồn uy tín hay không mà thôi.

Một điểm lợi nữa khi kinh doanh đặc sản vùng miền là bạn không nhất thiết phải mở cửa hàng. Thay vào đó, bạn có thể mở cửa hàng kinh doanh online. Vừa tiết kiệm chi phí mặt bằng, dịch vụ, vừa kinh doanh hiệu quả, tối đa hóa lợi nhuận tốt hơn.

Kinh nghiệm kinh doanh đặc sản vùng miền thu lợi nhuận cao

Kinh doanh đặc sản vùng miền có nhiều tiềm năng giúp bạn thu lợi nhuận cao, nhưng nếu không chuẩn bị kỹ lưỡng thì khó mà thành công. Tình trạng “kẻ hốt bạc – người lỗ nặng” cũng xuất hiện nhiều khi kinh doanh mặt hàng.

Để tránh thất bại khi kinh doanh đồ ăn vùng miền, giúp đạt lợi nhuận cao, bạn hãy chuẩn bị thật cẩn thận từ những bước đầu tiên.

Bước 1 – Nghiên cứu thị trường

Đừng bạn những thứ bạn thích, hãy bán những gì khách hàng cần. Bạn hãy tự đặt ra câu hỏi chẳng hạn:

  • Khách hàng của bạn là ai?
  • Khách hàng của bạn thích ăn những món đặc sản gì? Thói quen gia vị như nào? (ưa ngọt, cay, mặn hay chua?,…)
  • Khách hàng của bạn tập trung ở đâu?
  • Mức sống, chi tiêu cho nhu cầu ăn uống là bao nhiêu?
  • Giá cả các mặt hàng đặc sản như thế nào?
  • Khả năng tiêu thụ đặc sản vùng miền cao hay thấp? Nhanh hay chậm?

Khi bạn phân tích càng rõ về khách hàng và đối thủ, bạn sẽ càng có những hướng đi rõ ràng hơn.

Bước 2 – Lựa chọn đặc sản kinh doanh

Đặc sản vùng miền của Việt Nam cực kỳ đa dạng. Bạn cần dựa vào những tư liệu từ bước 1 để biết thói quen, sở thích và khẩu vị của đối tượng khách hàng tiềm năng. Từ đó, bạn sẽ lên danh sách những món đặc sản có thể đáp ứng được nhu cầu của khách hàng.

Khi bắt đầu kinh doanh, bạn không nên tung ra tràn lan sản phẩm. Hãy tập trung vào từ 1 – 3 sản phẩm để thử nghiệm trước. Khi khách hàng dần quen với sản phẩm, tạo dựng được thương hiệu thì mới bắt đầu mở rộng và đa dạng hóa sản phẩm.

Bạn cũng cần lưu ý tới việc lựa chọn kinh doanh mặt hàng khô hay tươi. Hãy để ý tới vấn đề vận chuyển, khí hậu và thời gian bảo quản các sản phẩm. Nếu bạn kinh doanh những sản phẩm tươi, đặc sản hạn sử dụng ngắn thì hãy nhập số lượng ít một, vận chuyển nhanh chóng Nếu số lượng khách hàng ổn định, đều đều thì hãng nhập số lượng lớn.

Bước 3 – Nguồn nhập đặc sản vùng miền

Ưu điểm của những mặt hàng đặc sản là sự độc lạ, mới, không được bán rộng rãi. Khách hàng sẽ có tâm lý tò mò muốn thử. Vấn đề quan trọng khi kinh doanh đặc sản vùng miền là bạn phải cung cấp đầy đủ thông tin về sản phẩm.

Hãy lựa chọn những nguồn nhập đặc sản chất lượng, an toàn để tạo dựng lòng tin với người tiêu dùng. Vấn đề an toàn thực phẩm đang được báo động mạnh. Bạn cần thận trọng và đặc biệt quan tâm tới vấn đề này khi tìm nguồn hàng. Bạn nên tham khảo nhiều nguồn để cân nhắc được nguồn tốt, đồ ngon và chuẩn bị đặc sản nhất.

Bước 4 – Chuẩn bị vốn kinh doanh

Để kinh doanh đặc sản vùng miền, bạn cần chuẩn bị vốn ban đầu khoảng từ 50 – 200 triệu  đồng. Số vốn này giúp bạn đủ để nhập số lượng hàng ban đầu, thực hiện kế hoạch quảng cáo, lập kênh bán hàng (ví dụ như website). Nguồn vốn đầu tư càng lớn, bạn càng có nhiều cơ hội kinh doanh thuận lợi hơn.

Nếu bạn tìm được nguồn hàng tin cậy, giá tốt (họ hàng, anh em hay có sẵn từ gia đình) thì đầu tư vốn cho nhập hàng sẽ giảm bớt áp lực khá nhiều. Nếu bạn nhập hàng từ nguồn không quen biết thì bạn buộc phải nhập đủ số lượng và chuẩn bị đủ vốn. Khi đó bạn cần tính toán nhập hàng vừa đủ nhu cầu. Bạn có thể lấy hàng gối đầu, order lấy đến đâu bán đến đấy. Như vậy sẽ tránh được tình trạng tồn kho (rất tốt với các mặt hàng đặc sản ngắn hạn).

Bước 5 – Chiến lược kinh doanh & truyền thông

Muốn kinh doanh thành công, bạn cần có chiến lược bài bản:

  • Lựa chọn kênh bán hàng. Bạn nên kết hợp nhiều kênh bán hàng khác nhau như Facebook, Instagram, thương mại điện tử, hoặc thiết kế website bán đặc sản để tăng độ phủ.
  • Sử dụng các phương pháp để thu hút khách hàng (SEO website, quảng cáo – Facebook/Google/Instagram, Tiktok tạo trend hút khách về các kênh,…).
  • Tạo kế hoạch kinh doanh & truyền thông phù hợp từng kênh.
  • Lên chiến lược tiếp thị & bán hàng theo từng thời điểm.
  • Sử dụng các dịch vụ có sẵn của các công ty thiết kế website để tối ưu website tiếp cận khách hàng hiệu quả nhất

Hãy lưu ý tới hình ảnh/video sản phẩm chất lượng, nội dung mô tả, content thu hút khách hàng. Những yếu tố này có tác động không nhỏ tới quyết định mua hàng của bạn.

Bước 6 – Dịch vụ khách hàng

Bên cạnh đầu tư vào sản phẩm chất lượng, kế hoạch bán hàng và tiếp thị bài  bản, bạn cần đảm bảo dịch vụ chăm sóc khách hàng của mình tốt.

Hãy tạo ấn tượng cho khách hàng về một dịch vụ chăm sóc khách hàng nhanh, nhiệt tình, tận tâm và tâm lý. Không chỉ chăm sóc khách hàng trước và trong khi bán hàng. Chăm sóc khách sau mua cũng là một điều cực kỳ quan trọng. Hãy lắng nghe ý kiến khách hàng sau mua hàng để củng cố thêm cho dịch vụ và chất lượng sản phẩm của bạn.

Bên cạnh tư vấn hỗ trợ khách, vận chuyển cũng là một khâu quan trọng bạn cần quan tâm đến. Đặc biệt là khi bạn kinh doanh những mặt hàng đặc sản vùng miền tươi sống, đồ ăn ngắn hạn. Hãy lựa chọn hình thức vận chuyển nhanh, an toàn, có khả năng bảo quản tốt. Bên cạnh đó, bạn hãy có những lưu ý, hướng dẫn khách mua hàng để những sản phẩm đến tay khách đảm bảo chất lượng tốt nhất.

Kinh doanh đặc sản vùng miền thu lợi nhuận hấp dẫn nếu bạn có một kế hoạch kinh doanh khoa học, chiến lược bán hàng hiệu quả. Không ít người đã thành công khi kinh doanh mặt hàng này, bạn có thể tham khảo những tấm gương đi trước để tích lũy thêm kinh nghiệm cho mình nhé.

Xem thêm: Cách kinh doanh cửa hàng chăn ga gối đệm thành công

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *