Xây dựng chiến dịch tiếp thị quảng cáo là nội dung quan trọng không thể thiếu trong phát triển kinh doanh. Để thương hiệu của mình đến gần hơn, nhanh hơn với khách hàng. Một chiến lược tốt sẽ là cơ hội sống còn đối với doanh nghiệp. Tạo nên sức cạnh tranh không ngừng nghỉ vươn lên các đối thủ cùng lĩnh vực. Chiến dịch quảng cáo hoàn hảo luôn đòi hỏi sự sáng tạo cùng tầm nhìn sâu rộng.
Chiến dịch quảng cáo là gì?
Chiến dịch quảng cáo được hiểu là chuỗi những hoạt động truyền thông. Là giải pháp Marketing thương hiệu của doanh nghiệp hướng đến mục đích nhất định đã đặt ra. Hiểu một cách đơn giản thì đây là một loạt các thông điệp quảng cáo. Cùng chia sẻ một ý tưởng, một chủ đề duy nhất để tạo nên truyền thông tiếp thị tích hợp.
Chiến dịch muốn được kích hoạt bắt buộc phải có 3 phần cơ bản. Bao gồm chiến dịch quảng cáo, nhóm quảng cáo và quảng cáo. IMC chính là nền tảng, trong đó, một nhóm người có thể là nhóm ý tưởng. Mọi niềm tin, khái niệm của họ là một cơ sở truyền thông lớn.
Quy ước đặt tên xây dựng chiến dịch marketing
Trong quảng cáo, việc đặt tên cho chiến dịch là một vấn đề hết sức quan trọng. Nếu bạn đang quản lý một chiến dịch quảng bá trên mỗi tài khoản khác nhau. Hoặc quản lý một tài khoản trên nhiều chiến dịch. Cho dù số lượng chiến dịch của bạn nhiều hay ít, dù mới hay đầy kinh nghiệm. Bạn cũng cần dùng quy ước đặt tên cho chiến dịch quảng cáo của mình.
Quy ước đặt tên thì không bắt buộc giới hạn trong một khuôn khổ. Bạn có thể đặt tên quảng cáo theo tên chiến dịch, theo nhóm quảng cáo. Cũng có thể đặt tên theo loại quảng cáo hoặc theo đối tượng. Việc chú ý đến vấn đề duy trì nguyên tắc đặt tên giúp cho việc quản lý dễ dàng hơn.
Các bước xây dựng chiến dịch quảng cáo hiệu quả
Khi đã quy ước việc đặt tên, việc tiếp theo là xây dựng chiến dịch. Các bước xây dựng chiến dịch quảng cáo hiệu quả phải kể đến:
Xác định mục đích, mục tiêu chiến dịch
Trước khi bắt tay vào kinh doanh bất cứ ngành nghề nào, mục tiêu đặt ra là rất quan trọng. Xác định mục đích, mục tiêu trong chiến dịch quảng cáo sẽ giúp bạn có hướng đi đúng. Thường một chiến dịch chỉ nên tập trung một mục đích nhất định. Có thể là mục đích doanh số, nhận diện thương hiệu hay tăng lượt tương tác. Từ mục đích đó vạch ra được mục tiêu đạt được. Trong chiến lược Marketing, mỗi chiến dịch tiếp thị đều phải có một mục tiêu cụ thể. Về mặt tổng thể, có 4 mục tiêu có bản sau:
- Mục tiêu thông tin: Mục tiêu này để truyền bá thông tin sản phẩm, dịch vụ đến khách hàng. Mục tiêu này thường áp dụng cho các chiến dịch quảng cáo đối với sản phẩm mới.
- Mục tiêu thuyết phục: Hướng đến việc thuyết phục, lôi kéo đối tượng khách hàng mục tiêu.
- Mục tiêu gợi nhớ: Cài vào bộ nhớ của khách hàng mục tiêu một mục tiêu. Có thể về tên doanh nghiệp, tên nhãn hiệu sản phẩm…
- Mục tiêu so sánh, tấn công: So sánh về lợi ích và công dụng của sản phẩm với đối thủ
Mục tiêu càng rõ ràng thì việc xây dựng chiến lược quảng cáo càng hiệu quả.
Tính toán ngân sách đầu tư
Ngân sách đầu tư là điều kiện cần thiết cho chiến dịch. Bao gồm chi phí để thực hiện quảng cáo và doanh thu nhờ vào quảng cáo. Chi phí để thực hiện quảng cáo gồm chi phí đầu tư thuê Agency, chi phí phương tiện truyền thông. Hoặc chi phí đạo cụ, thuê diễn viên, máy móc…cần phải được ước tính. Từ đó để biết được có nên tiếp tục chiến dịch quảng cáo hay không.
Theo các chuyên gia Markering Online tại Agency Monaseo.media (giải pháp SEO, Content & Marketing Online) thì các yếu tố ảnh hưởng đến ngân sách đầu tư cho chiến dịch quảng cáo là rất nhiều. Trong đó, giai đoạn hiện tại chu kỳ sống của sản phẩm và thị phần rất quan trọng. Thị phần luôn tỷ lệ thuận cùng chi phí quảng cáo để thu lợi nhuận về. Nếu thị phần càng lớn, chi phí càng lớn, lợi nhuận càng cao.
Xây dựng chiến lược cho chiến dịch quảng cáo
Khi đã xác định được mục tiêu, ngân sách, bước tiếp theo là xây dựng chiến lược. Công việc này bao gồm thiết kế thông điệp quảng cáo, chọn phương tiện truyền thông.
Thiết kế thông điệp quảng cáo
Thiết kế thông điệp quảng cáo được xem là yếu tố cốt lõi trong chiến dịch quảng cáo. Nội dung thiết kế phần lớn được dựa trên mục đích quảng cáo. Nội dung hay phải đảm bảo ngắn gọn, ý nghĩa, xúc tích. Chẳng hạn:
- Quảng cáo hướng đến mục đích thông tin thì nội dung quảng cáo phải phù hợp. Tập trung vào nhãn hiệu, công dụng, hình dáng sản phẩm hay cách thức mua sản phẩm.
- Nếu quảng cáo để thuyết phục thì nội dung thông điệp tập trung đến lợi ích sản phẩm
- Quảng cáo nhằm mục tiêu gợi nhớ thì nội dung sẽ làm nổi bật nhãn hiệu sản phẩm
- Quảng cáo mục tiêu so sánh, nội dung sẽ là phân tích lợi ích sản phẩm…
Thông điệp quảng cáo phải phù hợp với luật pháp, phù hợp với văn hóa quốc gia quảng bá. Không nên dùng hình ảnh, nhãn hiệu của doanh nghiệp khác đã đăng ký.
Chọn phương tiện truyền thông
Thành công nằm ở phương tiện truyền thông. Công việc này bao gồm:
- Chọn loại phương tiện truyền thông: Dựa vào hành vi khách hàng mục tiêu để chọn. Hiện tại có rất nhiều phương tiện truyền thông, doanh nghiệp có thể chọn không giới hạn. Tuy nhiên nó sẽ rất tốn kém chi phí, dẫn đến thua lỗ. Do vậy tùy sản phẩm/ dịch vụ, phân khúc khách hàng mà chọn phương tiện phù hợp. Nếu khách hàng trẻ thì nên chọn Banner quảng cáo, báo điện tử, quay phim event, dịch vụ chụp profile, Facebook… Nếu khách hàng là nội trợ thì nên chọn TV…
- Chọn độ bao phủ, độ thường xuyên: Độ bao phủ, thường xuyên của quảng cáo tùy vào mức độ. Phụ thuộc vào mức độ rầm rộ khi xác định mục tiêu quảng cáo.
- Chọn thời gian xuất hiện quảng cáo: Dựa vào hành vi của khách hàng mục tiêu. Bạn cần khảo sát xem khách hàng mục tiêu xem truyền thông ở khung giờ nào, thời điểm nào. Từ đó lựa chọn thời gian xuất hiện quảng cáo đúng lúc. Giúp tiết kiệm được nhiều chi phí cho quảng cáo khi phương tiện được tối ưu hóa.
Kiểm tra đo lường, đánh giá trong và sau khi thực hiện chiến dịch
Khi mọi vấn đề đã sẵn sàng, việc kiểm tra đo lường, đánh giá là rất cần thiết. Cần theo dõi quá trình chạy quảng cáo sát sao. Từ đó có hành động kịp thời nếu quá trình này xảy ra trục trặc. Có thể là lỗi kỹ thuật, thời lượng quảng cáo, sai thời điểm quảng cáo… Để đánh giá mức độ thành công của chiến dịch quảng cáo có nhiều tiêu chí. Cụ thể:
- Phản ứng của khách hàng: Họ ủng hộ hay phản đối bạn, họ kích thích hay thờ ơ…
- Doanh thu của sản phẩm: Tăng nhẹ hay tăng đột biến, không tăng cũng không giảm, giảm mạnh hay nhẹ…
Việc đánh giá chất lượng của chiến dịch chạy quảng cáo cần nhiều thời gian. Mất phải 6 tháng để rà soát, xem xét những phản hồi từ khách hàng. Thống kê các số liệu về doanh thu để rút ra bài học, kinh nghiệm cho hoạt động tiếp theo. Điều quan trọng nhất là có được sự ủng hộ của khách hàng mục tiêu. Giúp cải thiện được doanh số sản phẩm trong thời gian ngắn.
Kết luận
Có thể nói, chiến dịch quảng cáo là vấn đề sống còn trong kinh doanh. Vì thế, doanh nghiệp phải cần tỉnh táo thực hiện các bước xây dựng chiến dịch hiệu quả. Hy vọng những chia sẻ trên đâycủa Impactthrift đã mang đến những thông tin hữu ích cho quý vị. Giúp bạn thực hiện thành công mọi kế hoạch truyền thông – quảng cáo đã vạch ra. Chúc cho chiến dịch quảng cáo của quý doanh nghiệp gặt hái nhiều doanh thu trong tương lai gần!